Hãy hình dung xem bạn sẽ thế nào nếu “vượt qua chính mình”, chiến thắng được bệnh lười? Trước tiên hãy tự kiểm tra bệnh lười của mình ở mức độ nào, và các toa thuốc tâm lý trị bệnh sẽ như sau:
Có bao giờ bạn phải vật vã đau đớn với những kỳ thi, mớ bài tập dồn đống, những công việc trì trệ… chỉ vì một chữ “lười”? Lệ thuộc vào cảm xúc bản thân là một trong những nguyên nhân gây bệnh lười (Ảnh minh họa)
Hãy tự kiểm tra xem mức độ lười của mình bằng trắc nghiệm sau đây nhé!
1. Khi lập một kế hoạch làm việc, bạn thực hiện thế nào?
a. Hoàn thành sớm hơn hoặc đúng tiến độ dự kiến (2 điểm)
b. Trễ hơn đôi chút nhưng vẫn hoàn thành (1 điểm)
c. Thường xuyên “vỡ” kế hoạch (0 điểm)
2. Bạn làm bài tập/ nhiệm vụ khi nào?
a. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ (2 điểm)
b. Khi rảnh và có hứng thì làm (1 điểm)
c. Gần sát nút mới “vắt chân lên cổ” để chạy (0 điểm)
3. Hoạt động thường xuyên nhất của bạn trong ngày (trừ 8 tiếng để ngủ) là gì?
a. Làm việc và tạo ra sản phẩm hoặc học bài, làm bài (2 điểm)
b. Các hoạt động ngang bằng nhau, không có hoạt động nào thường xuyên nhất (1 điểm)
c. Nghỉ ngơi như: nằm, xem tivi, đi lòng vòng, ngủ trưa, xem truyện, chơi game, chat, viết blog, buồn vu vơ… (0 điểm)
4. Khi hoàn thành một đầu việc nhỏ, việc kế tiếp bạn sẽ làm là gì?
a. Tiếp tục lấy đà “rồ ga” hoàn tất những phần còn lại (2 điểm)
b. Chỉ nghỉ giải lao một tẹo rồi làm tiếp (1 điểm)
c. “Phải nghỉ ngơi chứ!” (0 điểm)
5. Câu nói nào sau đây thường xuất hiện trong suy nghĩ của bạn?
a. Làm nốt cho nó xong! (2 điểm)
b. Không biết có nên làm tiếp không… (1 điểm)
c. Thôi, đành để lần sau vậy! (0 điểm)
Nếu tổng số điểm của bạn từ 4 điểm trở xuống, bạn được chẩn đoán là mắc bệnh lười rồi đó.
Mỗi người chúng ta mắc phải bệnh này vì những tác nhân gây “bệnh” khác nhau, hãy xem bạn thuộc dạng nào trong năm nguyên nhân sau đây nhé:
1. Lệ thuộc cảm xúc bản thân
Trường hợp này không phải là “hàng hiếm” và nguyên nhân đầu tiên do chúng ta luôn tìm cách để có những cảm giác dễ chịu tức thời, trong khi hậu quả lâu dài thì còn xa nên tính sau. Hiện tượng này còn gọi là sự “nô lệ cảm xúc”.
2. Ý chí ít được mài giũa
Khi gặp bài toán khó, bạn thường hay quyết tâm giải bằng được hay tự nhủ: “Thôi kệ, để mai lên lớp, thầy giải luôn cho khỏe”? Dần dà, những lần phản ứng theo kiểu dây dưa như thế sẽ tạo nên một lối mòn ăn sâu vào tâm thức. Và những lần sau thì buông xuôi, tới đâu thì tới.
3. Không có động lực
N.M.Vũ (HS Trường TKH) tâm sự trên blog cá nhân: “Sáng sớm mở mắt đã thấy chữ “chán” treo lơ lửng trên đầu. Ngồi vào bàn chưa đầy 15 phút là đã muốn bật dậy đi đâu đó. Học kỳ vừa rồi có hai môn dưới điểm trung bình, bị "ổng bả" nẹt cho một trận. Riết rồi cũng quen chả muốn làm gì, chẳng còn thiết tha chuyện gì nữa”.
Xe chạy phải có động cơ. Thủ phạm thứ ba làm ta lười chính là thiếu động lực hành động.
4. Nhiệm vụ không rõ ràng
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Trời ơi, quá nhiều việc để làm nên chẳng biết phải làm cái nào trước”?
5. Sức khỏe kém
Nếu tất cả nguyên nhân trên đều không phải thì bạn nên kiểm tra lại “mức xăng” của mình. Nếu có biểu hiện ngủ nhiều, uể oải, hay chóng mặt, đầu óc cứ oang oang và thường xuyên có cảm giác rỗng tuếch thì có lẽ cơ thể bạn đã hỏng hóc làm bạn không còn “chạy tốt”.
Theo: Làm sao cho hết bệnh... lười?
Th.S NGUYỄN HOÀNG KHẮC HIẾU (Khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM/TTO)
Có bao giờ bạn phải vật vã đau đớn với những kỳ thi, mớ bài tập dồn đống, những công việc trì trệ… chỉ vì một chữ “lười”? Lệ thuộc vào cảm xúc bản thân là một trong những nguyên nhân gây bệnh lười (Ảnh minh họa)
Hãy tự kiểm tra xem mức độ lười của mình bằng trắc nghiệm sau đây nhé!
1. Khi lập một kế hoạch làm việc, bạn thực hiện thế nào?
a. Hoàn thành sớm hơn hoặc đúng tiến độ dự kiến (2 điểm)
b. Trễ hơn đôi chút nhưng vẫn hoàn thành (1 điểm)
c. Thường xuyên “vỡ” kế hoạch (0 điểm)
2. Bạn làm bài tập/ nhiệm vụ khi nào?
a. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ (2 điểm)
b. Khi rảnh và có hứng thì làm (1 điểm)
c. Gần sát nút mới “vắt chân lên cổ” để chạy (0 điểm)
3. Hoạt động thường xuyên nhất của bạn trong ngày (trừ 8 tiếng để ngủ) là gì?
a. Làm việc và tạo ra sản phẩm hoặc học bài, làm bài (2 điểm)
b. Các hoạt động ngang bằng nhau, không có hoạt động nào thường xuyên nhất (1 điểm)
c. Nghỉ ngơi như: nằm, xem tivi, đi lòng vòng, ngủ trưa, xem truyện, chơi game, chat, viết blog, buồn vu vơ… (0 điểm)
4. Khi hoàn thành một đầu việc nhỏ, việc kế tiếp bạn sẽ làm là gì?
a. Tiếp tục lấy đà “rồ ga” hoàn tất những phần còn lại (2 điểm)
b. Chỉ nghỉ giải lao một tẹo rồi làm tiếp (1 điểm)
c. “Phải nghỉ ngơi chứ!” (0 điểm)
5. Câu nói nào sau đây thường xuất hiện trong suy nghĩ của bạn?
a. Làm nốt cho nó xong! (2 điểm)
b. Không biết có nên làm tiếp không… (1 điểm)
c. Thôi, đành để lần sau vậy! (0 điểm)
Nếu tổng số điểm của bạn từ 4 điểm trở xuống, bạn được chẩn đoán là mắc bệnh lười rồi đó.
Mỗi người chúng ta mắc phải bệnh này vì những tác nhân gây “bệnh” khác nhau, hãy xem bạn thuộc dạng nào trong năm nguyên nhân sau đây nhé:
1. Lệ thuộc cảm xúc bản thân
Trường hợp này không phải là “hàng hiếm” và nguyên nhân đầu tiên do chúng ta luôn tìm cách để có những cảm giác dễ chịu tức thời, trong khi hậu quả lâu dài thì còn xa nên tính sau. Hiện tượng này còn gọi là sự “nô lệ cảm xúc”.
2. Ý chí ít được mài giũa
Khi gặp bài toán khó, bạn thường hay quyết tâm giải bằng được hay tự nhủ: “Thôi kệ, để mai lên lớp, thầy giải luôn cho khỏe”? Dần dà, những lần phản ứng theo kiểu dây dưa như thế sẽ tạo nên một lối mòn ăn sâu vào tâm thức. Và những lần sau thì buông xuôi, tới đâu thì tới.
3. Không có động lực
N.M.Vũ (HS Trường TKH) tâm sự trên blog cá nhân: “Sáng sớm mở mắt đã thấy chữ “chán” treo lơ lửng trên đầu. Ngồi vào bàn chưa đầy 15 phút là đã muốn bật dậy đi đâu đó. Học kỳ vừa rồi có hai môn dưới điểm trung bình, bị "ổng bả" nẹt cho một trận. Riết rồi cũng quen chả muốn làm gì, chẳng còn thiết tha chuyện gì nữa”.
Xe chạy phải có động cơ. Thủ phạm thứ ba làm ta lười chính là thiếu động lực hành động.
4. Nhiệm vụ không rõ ràng
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Trời ơi, quá nhiều việc để làm nên chẳng biết phải làm cái nào trước”?
5. Sức khỏe kém
Nếu tất cả nguyên nhân trên đều không phải thì bạn nên kiểm tra lại “mức xăng” của mình. Nếu có biểu hiện ngủ nhiều, uể oải, hay chóng mặt, đầu óc cứ oang oang và thường xuyên có cảm giác rỗng tuếch thì có lẽ cơ thể bạn đã hỏng hóc làm bạn không còn “chạy tốt”.
Theo: Làm sao cho hết bệnh... lười?
Th.S NGUYỄN HOÀNG KHẮC HIẾU (Khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM/TTO)
Post