Livingdream logo |
Dream CV Blog

Dream

: Mỗi cô gái mạnh mẽ như một đoá hoa sa mạc

Dream category : Social contribution
Time of dream :
Location dream :
Phase of dream :
Want :
Email : Phone:

Description

Nếu bạn là một cô gái, hãy mạnh mẽ như Waris - Một đoá hoa sa mạc

Câu chuyện đã làm tôi rớt nước mắt, trong cuộc sống này, ở nhiều nơi vẫn còn rất nhiều em bé gái phải chịu cực hình và cắt bỏ đi phần quý giá từ khi còn nhỏ tuổi.

Nhưng Waris đã không cam chịu... 

Waris Dirie có thể là một cái tên rất xa lạ với những người sinh ra sau sau thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng đối với những người từng theo dõi tin tức thời trang thế giới chắc chắn phảibiết đến tên tuổi này vì cô được mệnh danh là một viên kim cương đen của thế giới,và là model da đen đầu tiên được đăng lên trang bìa của tạp chí Vogue.

Từ một cô gái chăn cừu của xứ Somalia nghèo khổ lần từng bước một đi lên trở thành một supermodel top của thế giới. Nhưng điều người ta không thể ngờ là đang ở đỉnh cao danh vọng nhất cô đã rủ áo rời khỏi giới thời trang để trở thành một đại sứ đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, một chiến sĩ dũng cảm đứng ra tranh đấu chống đối hủ tục cắt âm vật phụ nữ tại những nước lạc hậu, đồng thời cô cũng đã lao đầu vào công tác từ thiện giúp đỡ giới phụ nữ Phi Châu . . . .

Trong thập niên 90 cô được chọn là một trong 30 người phụ nữ điển hình nhất thế giới. Câu chuyện về cuộc đời của Waris khiến cho rất nhiều người cảm động, đại đa số cảm thấy hào hứng, phấn khởi qua những thăng trầm trôi nỗi nhưng hầu như tất cả mọi độc giả đều cảm thấy phẩn nộ và đau buồn cho số phận người phụ nữ sinh ra tại châu Phi.

Năm 1965, Waris ra đời tại một làng du mục của sa mạc Galkayo, xứ Sumalia, một quốc gia đông bộ Phi Châu. Cô là thành viên trong một đại gia đình gồm có 13 anh chị em.

Năm tuổi, Waris đã bị cha mẹ của cô làm lễ cắt bỏ âm vật phụ nữ. Ngày hôm đó, Waris sẽ không bao giờ quên được giây phút khủng khiếp nhất trong cuộc đời của cô . . . .
 


Bạn có cảm thấy khủng khiếp chưa? Đây chính là một hủ tục lâu đời đã được truyền thừa qua nhiều thế kỷ gọi là lễ cắt âm vật (Female Genital Mutilation-FGM) của xứ Phi Châu. Ở những quốc gia này, đa số những bé gái trước 10 tuổi đều bị thiến bỏ âm vật để bảo vệ trinh tiết, với âm đạo bị khâu kín lại, người phụ nữ chỉ còn chừa lại một lỗ nhỏ xíu để làm công việc tiểu tiện.
Phải đợi đến đêm tân hôn, chính tay người chồng của cô dâu dùng dao kéo cắt bỏ những cọng dây nhợ chằng chịt phía ngoài âm hộ …. để làm công việc truyền giống. 
Những bé gái nhà nghèo kiết xác không có điều kiện thực hiện lễ cắt âm vật thì sẽ bị xã hội ruồng bỏ xem như không giữ được trinh tiết suốt đời sẽ không lấy được chồng và cuối cùng thì cũng sẽ lọt vào xã hội hư đốn trở thành những gái mãi dâm, sống kiếp sống tận cũng như loài côn trùng trong xã hội. . . .

Một người chị của Warie đã chết lúc 8 tuổi vì không cầm được máu trong lễ cắt cắt âm vật. Một người chị khác thì bị nhiễm trùng vì dao cạo ri sét nên đã nóng sốt nhiều ngày biến chứng thành đau màng óc suýt chút nữa là bỏ mạng sa trường.
 

Kể từ buổi sáng kinh hoàng đó cho đến gần 20 năm sau, Waris chỉ có thể tiểu tiện bằng cửa niếu đạo lớn không hơn đầu que diêm. Người phụ nữ Somalia đáng thương này và các đồng bào nữ của cô phải cần hơn 15 phút đồng hồ mới bài tiết hết số lượng nước tiểu trong bảng quang của họ cho một lần tiểu tiện. Mỗi tháng trong thời gian kinh nguyệt, họ lại bị những nỗi đau đớn hành hạ xác thân như muốn chết đi sống lại. Waris sau này đã thổ lộ: nỗi đau đớn dằn vặt thể xác đó đã khiến tôi nhiều lúc muốn tự kết liễu lấy sinh mạng của mình….”


Cuộc sống êm đềm tuổi thơ của Warie chỉ ngắn ngủi đến năm cô vừa tròn 13 tuổi, một hôm cha cô dẫn về nhà một ông già 61 tuổi giới thiệu với con gái. Và cô quyết định bỏ trốn.
Waris bắt đầu lên đường bôn tẩu, cô chỉ mang trên người rất ít lương thực, nước uống và quần áo. Cô đã vượt qua hàng nghìn dặm đường, phần lớn vùng đất mà cô đi ngang qua chỉ có cát và đất vàng nứt nẻ.
 


Qua nhiều ngày tháng, hai bàn chân của cô bắt đầu chai sạn và nứt nẻ. …
Đôi chân của cô mang rất nhiều vết xẹo, dấu tích kinh hoàng trên đoạn đường chạy trốn ngày nào. Những vết tích này không bao giờ phai nhạt, sau nầy tuy đã trở thành một model nổi tiếng có tiếng tăm nhất thế giới những mỗi lần cô diện quần áo tắm vào người là những quan phó nhòm cộng tác với cô đều phải tròn mắt kinh ngạc khi thấy hàng trăm vết sẹo dưới gót chân, trên bàn chân và đầy khắp đôi chân của cô.
 


Vượt qua sa mạc và có lần đối mặt với sư tử, cô tới nhà bà ngoại và tình cờ được trở thành người giúp việc cho ông bà đại sứ tại thành phố Luân Đôn. Tuy làm đầy tớ nhưng cuộc sống tại Luân Đôn đã quá thần tiên đối với cô. Bốn năm sau, trong nước Somalia có nội loạn, tòa đại sứ Somalia tại London bị đóng cửa, mọi thành viên trong tòa đại sứ đều bị rút về nước. Waris nhân lúc mọi người nhốn nháo đã len lén trốn ra khỏi tòa đại sứ và hòa nhập vào dòng người vô gia cư bất hợp pháp (homeless) trong lòng thành phố London. Buổi tối, một miếng giấy bìa carton trải trong công viên là giường ngủ của cô, ban ngày những thức ăn thừa nhặt nhạnh trong các thùng rác là thực phẩm qua ngày của cô.
Giống như số phận của cô, Waris đã được trời ban cho một nhan sắc hồn nhiên, thuần khiết, lại mang một chút gì đó man dại và quật cường.
Bước vào thập niên 90, hình ảnh mảnh khảnh của Waris đã xuất hiện đầy dẫy tại những khu vực thương mại thời trang. Cô đã thực sự trở thành một huyền thoại của giới thượng lưu, thời thượng.
 


Tuy đã vang lừng tên tuổi, nhưng trong thâm tâm của Waris vẫn còn mang nỗi niềm ray rức bí ẩn không thể thố lộ ra ngoài với ai được, vết thương trong thâm tâm của Waris khiến cô nhức nhối hằng đêm như thể cô bị những con bò cạp ngoài sa mạc cắn cho da thịt cô mưng mủ.

Vào năm 1997, trong khi đang độ rực rỡ đương xuân, Waris đã quyết định mang bí mật trong cơ thể của cô công khai cho tạp chí Marie Claire làm bút ký để trình làng cho thế giới biết đến sự bạo hành trong xã hội Phi Châu.
 


Bạn có biết không, hủ tục cất bỏ âm vật những đứa bé gái đã có mặt trên thế giới này hơn 4000 năm rồi. 
Có khoảng 28 quốc gia Phi Châu còn theo đuổi hủ tục này, những đứa bé gái trong khoảng 4-10 tuổi đã bị cha mẹ chúng nhờ các lang băm trong làng quê thực hiện hành động này. Theo thống kê của LHQ thì trên thế giới ngày nay có khoảng 130 triệu phụ nữ đã bị cắt âm vật, và mỗi năm còn có hơn 2 triệu bé gái còn phải nhận lãnh hình phạt hành xác ghê rợn này.
Tất cả các ca mổ đều không sử dụng thuốc gây mê, các trẻ em bị hành hình nếu không bị đau đớn đến chết đi sống lại thì cũng bị những biến chừng như phong đòn gánh, bệnh bí đái, viêm âm đạo, viêm tử cung. Cũng có những bà mẹ trẻ sau khi được mở rộng cung mây và có thai với người hôn phối đã mắc phải những bệnh đàn bà khiến cho cả mẹ và con đều gặp phải nguy hiểm trong lúc sinh nở.
Waris là người đầu tiên trên thế giới đã mang sự việc dã man xảy ra trên xứ sở của cô ra thảo luận trên báo chí. Ngay tức thì, đề tài này trở thành nóng bỏng trên diễn đàn thế giới. Nhiều quốc gia, nhiều tổ chức nhân đạo mời Waris đăng đàn nói chuyện. Cuối cùng cô đã được người ta mời lên nói chuyện trên diễn đàn của Liên Hiệp Quốc.
Vì muốn giành lại sự công bằng công chính cho hàng triệu sinh mạng đã hy sinh từ nhiều năm qua và cũng để cứu nhiều bé gái trong giai đoạn hiện tại và tương lai, Waris đã không ngần ngại lặp đi lặp lại những sự đau đớn mà cô đã gánh chịu, cô đã kể lại cho toàn thế giới nghe câu chuyện đau đớn nhất trong cuộc đời của cô.

 


Cuối năm 1997, Waris Dirie đã được Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan phong tặng hàm đặc sứ Bài Trừ Hủ Tục Cắt Âm Vật Phụ Nữ trên thế giới với tên tiếng Anh là UN Special Ambassador for the Elimination of Female Genital Mutilation.
Kể từ ngày hôm đó, Waris Dirie đã chính thức rời khỏi làng trình diễn thời trang.
Cô bắt đầu một chuỗi hành trình vô hạn định xông xáo vào những nước Phi Châu tích cực hô hào chống phá hủ tục cắt bỏ âm vật phụ nữ.
Qua hàng chục năm cố gắng không ngừng, một số nước như Tanzania, Zambia, Congo và Kenya đã ban hành luật cấm việc cắt bỏ âm vật phụ nữ trong nước.
Tuy nhiên những hoạt động không ngừng nghỉ của cô cũng đã gặp sự chống báng của những thành phần quá khích. Họ nhìn cô dưới cặp mắt căm thù. Ngay chính một số đồng bào Somalia của cô cũng không ngớt lời nguyền rủa cô là kẻ phản bội.
Nhà của của cô tại Áo đã bị đập phá và chính bản thân cô cũng đã bị bắt cóc . . .
 


Tất cả những sự ngăn cản đó vẫn không làm cho cô chùn bước. Năm 1998, cô đã cho xuất bản quyển tự truyệnCánh Hoa Sa Mạc (Dessert Flower).

Năm 2009, câu chuyện của cô đã được đóng thành phim Dessert Flower được super model người Ethiopia Liya Kebede đóng vai chính.
Năm 2002 cô đã sáng lập quỹ từ thiện Dessert Flower để cứu giúp những phụ nữ bị ruồng bỏ tại châu Phi. 
Cô còn là một director của quĩ PPR, duy trì quyền lợi và sự tôn kính với phụ nữ Phi Châu
Năm 2010, Waris đã được liên mình Châu Phi phong tặng hàm đại sứ Hoà Bình.
Hiện thời, cô còn tiếp tục hợp tác với những nhà từ thiện trên thế giới tiếp tục những công việc xã hội để mang hạnh phúc đến càng ngày càng nhiều cho phụ nữ và trẻ em ở những quốc gia nghèo đói

Hiện nay trên thế giới, mỗi ngày vẫn hãy còn 6000 bé gái đang đứng trước ngưỡng cửa của lò sát sinh.
Một khi hủ tục này còn tồn tại ở Châu Phí thì Waris Dirie còn tiếp tục chiến đấu để chống lại.
Suốt cuộc đời của Waris mang đẩy sự khốn khổ và vinh quang như một Đóa Hoa Giữa Sa Mạc vẫn tiếp tục bùng lên nở rộ khiến cho người ta cảm động và ngưỡng phuc.

 

 

Theo khaiphong.com

***

 

 

Why my dream

displaynone

About special me

displaynone

My challenges and lessons

displaynone

Learning journey

My characters, skills and achievements

displaynone

Experiences in the past

displaynone

Future plan

displaynone

Hãy chung tay tuỳ theo khả năng của bạn để giúp đỡ Ước mơ, dự định. Sau đây là 1 số gợi ý - 1 giờ tư vấn hay chia sẻ kinh nghiệm, Dreamer có thể liên lạc với bạn qua chat để nhận hỗ trợ. - Giới thiệu cơ hội thực tập, việc làm, học bổng phù hợp - Làm bạn đồng hành để cùng thực hiện mục tiêu, khát vọng - Hay một lời động viên, khuyến khích hoặc thông tin hữu ích cho ước mơ

Activity for Dream